Giải pháp nào thay thế cho nhà kính tại nội ô TP. Đà Lạt?

Tin tức 108 lượt xem

Vì sao nhà kính dần bị “xóa sổ” tại nội ô Đà Lạt? 

Nhận thấy những tác động tiêu cực của nhà kính sản xuất nông nghiệp, vừa qua, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng vừa đề xuất giảm tỷ lệ diện tích nhà kính tại nội ô TP. Đà Lạt năm 2030 xuống còn 0% so với hiện trạng năm 2022. Vậy, khi nhà kính bị gỡ bỏ, đâu là giải pháp thay thế cho bà con nông dân tại nội ô Đà Lạt?

Vì sao nhà kính dần bị “xóa sổ” tại nội ô Đà Lạt? 

Không thể phủ nhận rằng, mô hình nhà kính nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân tại TP. Đà Lạt. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhà kính theo kiểu “mạnh ai nấy làm” đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Nhà kính gây ra ngập lụt

Nhà kính được bà con nông dân dựng lên với mục đích chính là tránh các tác động xấu của thời tiết như mưa to, gió lớn gây thiệt hại cho hoa màu. Tuy nhiên, mật độ nhà kính dày đặc đã che hết diện tích bề mặt của đất, khi mưa đổ xuống sẽ rơi trên những tấm nilon và đổ ào ra suối mà không thấm vào đất.

Đây là nguyên nhân chính khiến nội ô TP. Đà Lạt thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt trong những năm gần đây. Chỉ cần một trận mưa nhỏ kéo dài khoảng 1-2 tiếng là nội ô Đà Lạt đã bị nhấn chìm trong biển nước.

Nhà kính gây ra ngập lụt

Làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp

Ở những vùng đất bị che phủ bởi mật độ nhà kính dày đặc, nước mưa sẽ không thấm được vào đất, lâu dần sẽ khiến suy kiệt mạch nước ngầm, theo đó chất lượng đất nông nghiệp cũng sẽ suy giảm rất nhanh. Về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Đà Lạt ngày càng nóng lên vì nhà kính

Nghiên cứu cho thấy, khu vực có nhà kính sẽ bị nóng lên cả bên trong lẫn ngoài so với một số loại vật liệu khác. Sự nóng lên này kết hợp với hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (urban heat-island effect) là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiệt độ Đà Lạt cao hơn đáng kể so với trước đây. Tại nội ô Đà Lạt đã ghi nhận những đợt nóng vượt ngưỡng 30 °C gây nên tình trạng oi bức, khó chịu cho người dân lẫn khách du lịch.

Gây nên hiệu ứng nhà kính

Nhà lưới nông nghiệp – Giải pháp tốt nhất thay thế cho nhà kính

Mặc dù nhà kính mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho bà con nông dân. Tuy nhiên, với những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại, nhà kính sẽ dần bị “xóa sổ” tại nội ô TP. Đà Lạt. Vậy, đâu là giải pháp tốt nhất thay thế cho nhà kính, vừa giúp giảm tác động của thời tiết vừa bảo vệ hoa màu tránh được các loài côn trùng và sâu bệnh gây hại? Câu trả lời là “nhà lưới sản xuất nông nghiệp”.

Nhà lưới nông nghiệp là gì?

Nhà lưới nông nghiệp (Net house) là một dạng nhà có cấu tạo bằng kết cấu khung và bao xung quanh bằng các loại lưới được dùng để sản xuất trồng trọt ở bên trong. Có 2 loại nhà lưới là nhà lưới kín và nhà lưới hở. 

  • Nhà lưới kín: Toàn bộ mái, xung quanh nhà được phủ bằng lưới, cửa ra vào được căng phủ bằng lưới.
  • Nhà lưới hở: Nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.

mo-hinh-nha-luoi-trong-rau-sach-dang-ho

Phân biệt nhà lưới và nhà kính nông nghiệp

Điểm giống nhau giữa nhà kính và nhà lưới

  • Phải đầu tư chi phí ban đầu
  • Có kết cấu nhà bằng khung, sau đó bọc lên lớp che
  • Có tác dụng bảo vệ cây trồng trước thời tiết, ô nhiễm môi trường, côn trùng và sâu bệnh gây hại… Từ đó tăng năng suất và hiệu quả của cây trồng.

Điểm khác nhau giữa nhà kính và nhà lưới

Nhà lưới

Nhà kính

Chi phí thấp, xây dựng đơn giản, dễ làm Chi phí xây dựng và bảo quản cao
Bao quanh khung bằng lưới chắn côn trùng, giúp phân tán hạt mưa lớn thành các hạt mưa nhỏ dạng sương, hạn chế tình trạng hoa màu bị dập/gãy. Bao quanh khung bằng cuộn màng PE, ngăn nước mưa không rơi vào khu vực trồng trọt, tránh được 100% tình trạng hoa màu bị dập/gãy.
Sự tăng nhiệt độ trong nhà lưới không đáng kể, thấp hơn trong nhà màng/ nhà kính, tránh cho rau héo và chết. Nhiệt độ chênh lệch bên trong và bên ngoài cao nên cần đầu tư thêm hệ thống phun sương, tưới nước, làm mát để điều hòa nhiệt độ bên trong nhà kính.
Do được bao quanh bởi lưới chắn côn trùng nên nhà lưới có độ thoáng khí cao, giúp hạn chế sự phát triển của các loại nấm bệnh. Do được bao quanh bởi màng PE nên môi trường bên trong nhà kính bị cô lập, độ ẩm cao cùng với việc thâm canh liên tục sẽ góp phần làm phát sinh các loại nấm bệnh.
Không áp dụng cho những nơi có khí hậu tự nhiên khắc nghiệt. Có thể áp dụng cho cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt.

Những ưu điểm vượt trội của nhà lưới

Vốn đầu tư ít nhưng thu hồi nhanh

So với các mô hình trồng rau sạch khác thì nhà lưới nông nghiệp cần mức vốn đầu tư thấp hơn. Chi phí đầu tư không cao nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Bà con có thể thu hồi vốn nhanh, ngoài ra còn có thể mở rộng đầu tư, phát triển mô hình lớn mạnh.

Tránh được các tác động xấu của thời tiết

Với kết cấu khung nhà vững chắc và lưới che có kích thước mắt lưới nhỏ, nhà lưới giúp phân tán hạt mưa, ngăn mưa lớn gây dập/gãy hoa màu nhưng vẫn không ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Đồng thời, giảm bớt lượng ánh nắng từ mặt trời chiếu trực tiếp lên cây trồng vào những ngày nắng gắt.

nha-luoi-trong-rau-sach-dang-kin

Ngăn chặn côn trùng, sâu bệnh hiệu quả

Trên thực tế, hầu hết các dự án trồng rau sạch đều có trở ngại lớn nhất đó là côn trùng và sâu bệnh gây hại. Thế nhưng, nhà lưới nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề nan giải này. Bởi nhà lưới sử dụng một loại lưới đặc biệt có tên là “lưới chắn côn trùng”, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loài côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Cải thiện thông gió, thoáng khí

Một ưu điểm khác của nhà lưới là khả năng cải thiện thông gió. Nhà lưới sử dụng lưới chắn côn trùng, có thiết kế với các mắt lưới nhỏ giúp tăng cường lưu thông khí trong khu vực trồng trọt. Điều này có thể giúp giảm độ ẩm, ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm mốc gây bệnh hại.

Có thể trồng hoa màu quanh năm

Nhà lưới nông nghiệp tạo điều kiện cho bà con trồng hoa màu quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Bên trong nhà lưới, bà con có thể trồng nhiều loại hoa, rau, củ, quả… khác nhau. Từ đó, tăng số lượng mùa vụ và tăng năng suất của các loại hoa màu.

nha-luoi-trong-rau-sach-co-tinh-ung-dung-cao

Dễ dàng lắp đặt, không tốn nhiều công sức

Nhà lưới được thiết kế với cấu trúc đơn giản, thường bao gồm một khung lưới và vật liệu nẹp. Điều này làm cho quá trình lắp đặt trở nên đơn giản và dễ dàng hơn so với việc xây dựng các kiến trúc phức tạp khác. 

Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì việc tìm ra cách làm nhà lưới là không khó. Bạn có thể dễ dàng học hỏi cách làm nhà lưới trên các trang tin tức hay hội nhóm về nông nghiệp.

Nhà lưới có độ bền cao

Độ bền của một nhà lưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vật liệu được sử dụng, thiết kế kết cấu và quá trình xây dựng. Nếu sử dụng vật liệu chất lượng, tuổi thọ của khung nhà lưới có thể lên tới 10-20 năm trong điều kiện tự nhiên. Đối với hệ thống lưới bao che, bà con nên thay mới 3-5 năm một lần để đảm bảo chất lượng nhà lưới.

Loại lưới chắn côn trùng chủ yếu được dùng trong nhà lưới

Dưới đây là những loại lưới chắn côn trùng thường được bà con nông dân sử dụng để làm nhà lưới:

  • Lưới chắn côn trùng 32 mesh, 50 mesh, 64 mesh có mật độ ô lưới dày nên thường được sử dụng để trùm lên phần nóc nhà lưới giúp phân tán hạt mưa, tránh rau bị dập/ gãy.
  • Lưới chắn côn trùng 16 mesh, 32 mesh có mật độ ô lưới thưa hơn nên thường được sử dụng để bao bọc hai bên vách nhà lưới, vừa đảm bảo độ thoáng khí nhưng vẫn ngăn chặn được côn trùng xâm nhập vào khu vực trồng rau.

su-dung-luoi-chan-con-trung

Ngoài ra, bà con nông dân cũng có thể kết hợp sử dụng màng PE và lưới chắn côn trùng để xây dựng nhà lưới, vừa tránh được tình trạng hoa màu bị dập do mưa lớn nhưng vẫn đảm bảo được độ thoáng khí và ngăn chặn côn trùng hiệu quả. Cụ thể:

  • Màng PE được sử dụng để trùm lên phần nóc nhà lưới, ngăn chặn 100% nước mưa rơi trực tiếp lên hoa màu.
  • Lưới chắn côn trùng 16 mesh – 64 mesh sử dụng để bao xung quanh, nước mưa vẫn có thể thấm xuống đất từ từ nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng và chống côn trùng hiệu quả.

Mua lưới chắn côn trùng ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị sản xuất và cung cấp lưới chắn côn trùng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, bà con chỉ nên mua ở những đơn vị uy tín. Lưới Việt với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Lưới chắn côn trùng được Lưới Việt sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất của Hàn Quốc. Sản phẩm được làm từ 100% nhựa HDPE nguyên sinh, đa dạng kích thước khổ lưới và mắt lưới. 

Đặc biệt, lưới chắn côn trùng của chúng tôi được dệt xéo, giúp ngăn chặn tối đa sự xâm nhập của các loài côn trùng và sâu bệnh gây hại. Tại Lưới Công Trình, chúng tôi cam kết bảo hành độ bền của lưới chắn côn trùng trên 5 năm trong điều kiện tự nhiên.

luoi-viet-noi-cung-cap-luoi-o-vuong-gia-re

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • LƯỚI VIỆT
  • Email: marketing@luoicongtrinh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *