Lưới Việt hướng dẫn chi tiết cách làm giàn treo lan năm 2023

Tin tức 93 lượt xem

Cách làm giàn treo lan

Bạn là người thích chơi lan nhưng không biết cách làm giàn treo lan như thế nào? Vậy thì hãy để Lưới Việt hướng dẫn bạn cách làm giàn treo lan đơn giản và dễ thực hiện nhất. Chắc chắn, bạn sẽ có được cho mình những giàn lan tuyệt đẹp và bền vững với thời gian!

Cần chuẩn bị những gì trước khi làm giàn treo lan?

Hiện nay, có rất nhiều loại lan khác nhau có thể trồng được trong giàn treo. Vì thế, đầu tiên, bạn cần phải tìm hiểu về điều kiện sinh trưởng của từng loại lan để đảm bảo rằng chúng phù hợp với môi trường sống của bạn.

Tiếp theo, bạn cần xác định vị trí lý tưởng để lắp đặt giàn treo lan. Vị trí này có thể là ở trên sân thượng, ban công, trong các sân biệt thự hoặc vườn lan trên đồng ruộng. Hãy chắc chắn rằng giàn treo có không gian và ánh sáng mặt trời vừa đủ để cây lan phát triển tốt. Đồng thời phải thiết kế làm sao để có thể dễ dàng di chuyển cũng như chăm sóc cây lan.

Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ cần thiết như: thanh giàn treo, dây treo, mái che, thân trụ giàn leo, lưới che nắng (lưới lan)… Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ và xác định vị trí, bạn có thể bắt đầu lắp đặt giàn treo. 

Hướng dẫn chi tiết cách làm giàn treo lan

Dưới đây, Lưới Việt xin chia sẻ đến bạn cách làm giàn treo lan đơn giản và thuận tiện nhất dựa trên kinh nghiệm của các nhà vườn trồng lan:

Đối với phần thanh treo giàn lan

Về chiều cao của giàn treo lan, bạn cần thiết kế sao cho khi treo cây lan lên thì các chậu lan vừa tầm với chiều cao của mình. Điều này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc theo dõi và chăm sóc lan. Không nên để giàn treo quá cao bởi sẽ rất khó khăn cho bạn khi bón phân, phun thuốc… cho cây lan.

Về vật liệu của giàn treo lan, bạn cần lựa chọn dựa vào độ nặng của các chậu lan khi treo lên giàn. Bởi chỉ treo 1, 2 chậu lan thì không sao, nhưng nếu treo nhiều chậu lan có khối lượng nặng thì đòi hỏi giàn leo phải có sức chịu đựng lớn. 

Bên cạnh đó, giàn treo lan còn phải có khả năng chống rỉ sét tốt do chúng sẽ phải tiếp xúc rất nhiều với phân và thuốc. Chính vì thế, hầu hết các chủ vườn lan dày dặn kinh nghiệm thường chọn vật liệu sắt mạ kẽm hoặc thép không gỉ để làm thanh treo giàn leo. Lưu ý, ở các mối hàn, bạn nên lấy sơn bạc xịt lên thật dày để tránh rỉ sét.

Lưới Việt khuyên bạn không nên sử dụng tre, gỗ để làm thanh treo giàn lan. Bởi các vật liệu này không chịu được nắng, mưa trong thời gian dài. Thông thường, chỉ sau 2 năm dầm mưa dãi nắng là gỗ, tre đã bị mục, mối mọt và có thể sập bất kỳ lúc nào.

Đối với phần thanh treo giàn lan

Đối với thân trụ cho giàn lan

Thân trụ cho giàn lan thường được làm bằng trụ bê tông hoặc sắt, bởi những vật liệu này rất chắc chắn và có độ bền cao. Phần thân trụ phải đủ mạnh mẽ để chịu được sức nặng của giàn lan và đảm bảo tính ổn định, không bị lung lay khi treo các chậu lan lên.

Thân trụ cần được gắn kết với thanh treo giàn lan và nền móng bằng cách sử dụng các phương pháp gắn kết như hàn, bulong hoặc keo dán. Quá trình gắn kết phải đảm bảo tính chắc chắn và an toàn của giàn treo lan.

Đối với thân trụ cho giàn lan

Đối với phần nền của giàn treo lan

Nếu trồng lan quy mô lớn trên đồng ruộng, bạn nên trải một lớp lưới chống mọc cỏ trên nền đất để ngăn ngừa cỏ dại, côn trùng phá hoại cây lan. Lưới chắn mọc cỏ có khe hở nhỏ giữa các sợi lưới nên thoát nước tốt, không gây nên tình trạng ngập úng hay khó khăn cho việc di chuyển trong vườn lan. 

Bên cạnh đó, nền giàn cũng phải cao hơn xung quanh để tránh tình trạng ngập lụt. Hệ thống thoát nước tốt sẽ giúp hạn chế muỗi, dĩn, ốc sên và một số mầm bệnh nguy hiểm khác.

Đối với phần lưới che giàn lan

Để đảm bảo vườn lan có điều kiện phát triển tốt, ngoài các yếu tố như nước, độ ẩm, chất dinh dưỡng… thì ánh nắng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

  • Thiếu nắng: lan khó ra hoa, lá bị đốm hoặc sậm màu, thân nhỏ và ốm yếu.
  • Thừa nắng: hoa mau tàn, lá bị vàng và nhanh khô, nặng hơn cây lan có thể bị cháy nắng.

Mỗi loại cây lan sẽ thích hợp với cường độ ánh sáng khác nhau, vì thế, bạn cần chọn được loại lưới có độ cắt nắng thích hợp nhất, đảm bảo cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ cho cây lan phát triển. 

Ngoài ra, sử dụng lưới che nắng cho lan còn giúp hạn chế mưa lớn gây úng ngọn cây lan. Những hạt mưa lớn khi rơi xuống lưới che nắng sẽ bị phân tán ra thành từng hạt nhỏ như hạt sương rồi mới rơi xuống cây lan phía dưới.

Lưu ý: 

  • Ngoài yếu tố tỷ lệ che nắng, bạn còn nên quan tâm đến “tuổi thọ” của lưới che nắng, tránh tình trạng lưới bị mục, đứt gãy và phải thay mới thường xuyên.
  • Khi thi công phần lưới che, bạn cố gắng gắn kết lưới che nắng với phần khung giàn thật chắc chắn,  tránh lưới bị bung khi gặp gió lớn. 

Đối với phần lưới che giàn lan

Đôi nét về sản phẩm lưới nông nghiệp của Lưới Việt

Lưới Việt là đơn vị chuyên Sản xuất – Gia công – Phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành. Dưới đây là một số sản phẩm bán chạy tại Lưới việt:

  • Lưới che nắng dệt kim sợi tròn
  • Lưới chắn mọc cỏ
  • Lưới nuôi trồng thủy hải sản
  • Lưới nuôi tôm
  • Lưới giàn leo
  • Lưới chắn côn trùng
  • Lưới chắn chim

Lưới che nắng dệt kim sợi tròn

Điểm đặc biệt:

  • Các sản phẩm lưới của chúng tôi được Sản xuất & Gia công trực tiếp tại nhà máy, trên dây chuyền công nghệ tân tiến nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc. 
  • Lưới được dệt từ 100% nhựa HDPE nguyên sinh, rất dẻo dai và chắc chắn, cho độ bền cao 3-5 năm trong điều kiện tự nhiên.
  • Lưới có đa dạng kích thước, màu sắc, độ cắt nắng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của Quý khách hàng.
  • Giá tận gốc tại nhà máy của Lưới Việt, không qua trung gian, đảm bảo mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm lưới chất lượng cao với mức giá tốt nhất.

Thông tin liên hệ – Nhà máy sản xuất Lưới Việt:

  • LƯỚI VIỆT

Những mẫu thiết kế giàn treo lan đẹp nhất 2023

Đa dạng độ che nắng

Mẫu thiết kế giàn treo lan số 2

Mẫu thiết kế giàn treo lan số 4

 

Mẫu thiết kế giàn treo lan số 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *